Những lý do khiến Ford Ranger không có đối thủ tại Việt Nam
Ngoại hình ấn tượng, trang bị tiện nghi cùng mức giá hợp lý là những lý do giúp cho mẫu xe Ford Ranger không có đối thủ trên đường đua doanh số phân khúc xe bán tải.
Định nghĩa lại phân khúc
Ford Ranger là mẫu xe bán tải gia nhập thị trường Việt Nam sớm nhất so với các đối thủ. Năm 2001, những chiếc Ford Ranger đầu tiên đã được ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, Ford Ranger với mẫu thiết kế thuần phục vụ mục đích vận chuyển, chưa được nhiều tài xế đánh giá cao về ngoại hình nên doanh số không thực sự nổi bật.
Đến giai đoạn 2014, mẫu xe này mạnh mẽ thoát khỏi vỏ bọc của một chiếc xe tải, đem tới cho người dùng thiết kế mạnh mẽ, thể thao, hướng tới định nghĩa một chiếc xe bán tải du lịch thay vì sử dụng để chở hàng như trước.
Cùng với mức thuế trước bạ thấp, ưu đãi về chi phí cấp biển số, Ford Ranger đã tạo ra cuộc cách mạng của phân khúc bán tải. Kết quả của sự thay đổi thể hiện rõ nét ở doanh số tăng trưởng ổn định nhiều năm liên tiếp, từ 4.791 xe bán ra trong năm 2014 đã tăng lên 15.000 xe trong năm 2017.
Nghị định 116 đầu năm 2018 khiến Ranger và nhiều dòng xe nhập khẩu nói chung rơi vào khủng hoảng nguồn cung, doanh số mẫu xe này giảm mạnh chỉ còn 8.675 chiếc được bán ra. Tuy vậy, kết thúc 2019, bất chấp sự điều chỉnh bất lợi về lệ phí trước bạ, mẫu xe Ford Ranger vẫn có lượng bán ra tăng mạnh, đạt mức 13.319 xe.
Trang bị tiện nghi hàng đầu
Ở thế hệ mới nhất, Ranger tiếp tục dẫn đầu phân khúc với hàng loạt trang bị. Có thể kể đến như ghế lái chỉnh điện 8 hướng, hệ thống giải trí trang bị màn hình cảm ứng 8 inch.
Hệ điều hành SYNC 3 thế hệ mới có nhiều chức năng điều khiển như xe hạng sang. Rất nhiều cổng kết nối ngoại vi như USB, Bluetooth, Apple CarPlay, Android Auto, cùng hệ thống âm thanh 6 loa.
Đáng chú ý nhất, Ranger là xe bán tải đầu tiên được trang bị tính năng hỗ trợ nâng cửa hậu thùng xe, giúp cho việc chất dỡ hàng hóa nhẹ nhàng.
Ngoài ra, Ranger cũng sở hữu hàng loạt tính năng an toàn chủ động như hệ thống kiểm soát tốc độ tự động, hỗ trợ duy trì làn đường, phanh chủ động khẩn cấp (AEB), trợ lực lái điện tử (EPAS), cân bằng điện tử, công nghệ hỗ trợ người lái giúp xe giảm thiểu va chạm và luôn đi đúng làn đường, công nghệ "bù lệch hướng" tự điều chỉnh góc/lực vô-lăng, hỗ trợ đổ đèo, khởi hành ngang dốc, kiểm soát chống trượt, hỗ trợ phanh khẩn cấp.
Bên cạnh đó, mẫu bán tải đến từ Mỹ cũng được trang bị nhiều tiện nghi, tính năng hỗ trợ lái như camera lùi, hệ thống cảm biến quanh xe, tính năng hỗ trợ đỗ xe chủ động "Active Park Assist" giúp xe có thể tự động tìm và đỗ xe.
Cùng hai tính năng duy nhất xuất hiện trong phân khúc xe bán tải tại Việt Nam, gồm kiểm soát theo tải trọng và kiểm soát chống lật xe.
Nhìn chung, Ford Ranger là xe bán tải tiên phong đi theo phong cách "bán tải du lịch", khi cân bằng được nhiều tiêu chí cùng lúc như thiết kế, trang bị, vận hành và giá bán. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi mẫu xe nhà Ford luôn dẫn đầu phân khúc bán tải về doanh số.
(Nguồn https://xe.baogiaothong.vn/vi-sao-ford-ranger-thong-tri-phan-khuc-ban-tai-192240417113125633.htm)
- Sau 3 tháng đầu năm 2024, đâu là 10 mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam
- Mazda CX-5 và Mazda CX-8 được hãng ưu đãi giảm giá niêm yết
- Xu hướng người Việt chọn mua ô tô gầm cao SUV, MPV nhiều hơn các mẫu sedan
- Nhiều hãng ô tô tại Việt Nam khuyến mãi khủng xả hàng tồn kho
- Hyundai Stargazer X có gì để đối đầu với các đối thủ khi về Việt Nam
- Giá xe Ford Everest đã qua sử dụng tháng 04/2023
- Những món "đồ chơi" siêu rẻ nên trang bị thêm cho ô tô
- Doanh số phân khúc xe hạng A dưới 500 triệu trong tháng 2/2024
- Thị trường xe ô tô Việt Nam thế nào sau khi có doanh số bán xe tháng 2/2024
- Những trang bị trên xe sang nay được thêm cả ở trên xe phổ thông
xe đang bán
-
Ford Ranger Wildtrak 3.2L 4x4 AT 2016
510 Triệu
-
Toyota Hilux 3.0G 4x4 MT 2014
370 Triệu
-
Hyundai Avante 1.6 AT 2012
255 Triệu
-
Hyundai i20 Active 1.4 AT 2016
360 Triệu